Đo lường – phân tích kết quả chiến dịch Digital Marketing

Khi chiến dịch digital marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng, họ cần biết công cụ và chỉ số để đo lường chiến dịch digital marketing thật cụ thể.
Nội dung bài viết

Digital Marketing hiện rất phổ biến với mọi doanh nghiệp. Việc đo lường và phân tích các chỉ số sẽ biết được mức độ tối ưu của chiến dịch. Từ đó, doanh nghiệp có thể loại bỏ những hoạt động không cần thiết.

Vậy làm sao để thực hiện việc đo lường kết quả Digital Marketing thật hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn  nhận biết các chỉ số cụ thể để đo lường, phân tích chiến dịch Digital Marketing.

1. Đo lường Overall Website Traffic (Lưu lượng truy cập website)

Chỉ số này đề cập đến lưu lượng người dùng khi truy cập vào một trang web trong khoảng thời gian nhất định và là một trong những KPI đo lường quan trọng của website.

Mục tiêu để khách hàng truy cập ra website và cách khám phá ra trang web là những điều bạn cần lưu ý.

Vì thế, bạn cần phải thực hiện những việc sau để tăng lượng truy cập website:

  • Tối ưu hóa tính năng trên website để nâng cao trải nghiệm của người dùng
  • Tạo nội dung chất lượng, phù hợp với người xem.
  • Quảng cáo nội dung trên các nền tảng khác
  • Chạy quảng cáo để hướng đối tượng mục tiêu về website.

Nếu theo dõi chỉ số này thường xuyên, bạn sẽ hiểu được insight của người dùng và đánh giá được chiến dịch nào đem lại nhiều traffic.

2. Đo lường Traffic By Source (Nguồn truy cập)

Với chỉ số này, bạn biết được vị trí của người dùng truy cập website của bạn. Giúp bạn xác định nguồn nào truy cập vào website nhiều nhất để đưa ra kế hoạch phù hợp.

Dựa trên Google Analytics, có 8 nguồn truy cập vào website chính được đo lường bởi Google, gồm:

  • Organic search: Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó và nhấp vào website của bạn trong bảng xếp hạng kết quả Google.
  • Direct: Lượng người dùng truy cập trực tiếp vào website của bạn mà không thông gia bất kỳ kênh nào khác.
  • Email: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn sau khi nhấp vào link trong email mà bạn gửi cho họ.
  • Social: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, …
  • Referral: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua đường dẫn giới thiệu từ website khác.
  • Affiliates: Lượng người dùng truy cập vào website của bạn thông qua đường dẫn giới thiệu từ các nhóm affiliate hoặc đối tác.
  • Paid search: Lượng người dùng truy cập vào website khi họ nhấp vào link đính kèm trong quảng cáo của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Display: Lượng người dùng truy cập vào website khi họ nhấp vào link đính kèm trong quảng cáo hiển thị trên Youtube, các trang báo online, …
Đo lường lượt traffic website

3. Đo lường Sessions (Phiên truy cập)

Chỉ số sessions sẽ phân tích chuỗi hành động của người dùng trên website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định.

Một session được xác định khi người dùng truy cập vào website. Trong một session, họ sẽ thực hiện nhiều thao tác như nhấp chuột, lướt xem nội dung, chọn sản phẩm…

Sau đó, session sẽ kết thúc khi người dùng không có bất kỳ tương tác trong 30 phút.

Bạn cần lưu ý rằng một người dùng có thể có nhiều session trên cùng một website vì chỉ số sẽ được gia hạn thêm 30 phút nếu người dùng có bất kỳ hoạt động tương tác trong 30 phút đầu trước gia hạn.

4. New Visitors và Returning Visitors (Người dùng mới và Người dùng quay trở lại)

Người dùng mới là số lượng người dùng lần đầu tiên truy cập vào website.

Người dùng quay trở lại là lượng người dùng đã từng truy cập vào website của bạn và hiện đang truy cập lại lần nữa.

Cách để nhận biết được chỉ số này dựa vào đoạn mã cookie theo dõi thiết bị của họ.

Nếu Google không thấy đoạn mã tồn tại trên thiết bị truy cập thì Google sẽ đánh dấu họ người dùng mới hoặc ngược lại, họ là người dùng quay trở lại.

Vì thế để tạo trang web đạt 2 chỉ số này cao, bạn cần:

  • Tạo ra những nội dung có giá trị và liên quan đến insight của người dùng.
  • Viết những bài blog, bài báo với bộ từ khóa đang có traffic cao.
  • Tận dụng các trang mạng xã hội để quảng bá các nội dung này, tạo thêm 1-2 hashtag liên quan.
  • Gửi email về những nội dung vừa mới xuất bản đến người dùng đã đăng ký

5. Impressions (Số lần hiển thị)

Chỉ số này là xuất hiện khi người dùng nhìn thấy quảng cáo của bạn trên bất kỳ kênh truyền thông online nào.

Nói cách khác, đây là số lần quảng cáo của bạn hiển thị trên thiết bị của người dùng.

Cụ thể, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện nhiều lần với một người xem, và một lần hiển thị được tính là một impression.

Lượt hiển thị webstie

6. Reach (Số người tiếp cận)

Số người tiếp cận là số lượng người xem quảng cáo hay bài viết của bạn. Chỉ số này cho bạn biết phạm vi tiếp cận của chiến dịch truyền thông của mình.

Trong đó, một người có thể xem nhiều quảng cáo, nhưng chỉ tính là 1 lượt tiếp cận.

Vì thế, lượt hiển thị (impression) luôn cao hơn lượt reach. Ngoài ra, số người tiếp cận luôn nhiều hơn so với số người tương tác.

7. Frequency (Tần suất hiển thị)

Đây là số lần mà quảng cáo của bạn hiển thị với người xem.

Chỉ số này được xác định bằng cách lấy Impressions (tổng số lần quảng cáo hiển thị) chia cho Reach (số lượng người mà quảng cáo tiếp cận được).

Bạn cần lưu ý rằng, nếu tần suất quá ít thì không đủ ảnh hưởng đến hành động của người xem. Ngược lại, nếu tần suất quá nhiều thì sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho họ.

8. Đo lường Engagement (Lượt tương tác)

Chỉ số này đo lường tổng lượt tương tác được thực hiện trên bất kỳ quảng cáo hay bài đăng trên các trang mạng xã hội, như là nhấp vào, thích, chia sẻ, bình luận, báo cáo…

Chỉ số Engagement phản ánh rất nhiều về chất lượng nội dung bài đăng của bạn.

Người dùng sẽ muốn tương tác tích cực với nội dung của bạn nếu nội dung có chất lượng hàng đầu.

Lượt tương tác với website

9. Page Views (Lượt xem trang)

Chỉ số này quan trọng để đánh giá chất lượng của một trang web. Chỉ số page view sẽ đo lường số lượng một người truy cập vào một trang website nhất định.

10. Average Session Duration (Thời lượng phiên trung bình)

Chỉ số thời lượng phiên trung bình đo lường thời gian trung bình mà người dùng dừng lại ở website của bạn.

Nếu thời gian họ ở lại lâu, cho thấy rằng nội dung của bạn chất lượng về tốc độ tải trang, giao diện và cả nội dung.

11. Bounce Rate (Tỷ lệ bỏ trang)

Đây là chỉ số phản ánh tỷ lệ người dùng thoát khỏi website của bạn sau khi họ chỉ xem.

Một số lý do phổ biến dẫn đến chỉ số Bounce Rate cao là:

  • Tốc độ tải trang chậm
  • Nội dung không đáp ứng người dùng
  • Trang web bị lỗi

Bài viết này đã đưa ra 11 chỉ số đo lường kết quả chiến dịch Digital Marketing. AIDIA Agency hy vọng bạn có thể áp dụng vào việc đo lường chiến dịch của mình hoặc của doanh nghiệp.

ĐỌC THÊM

NHẬN TƯ VẤN

Để lại thông tin để nhận được chia sẻ kiến thức Social Media & Branding MIỄN PHÍ

Follow aIDIA

VISIT US

Tilia Building, Empire City Thu Thiem, HCMC, Vietnam.

WE’D LOVE TO WORK WITH YOU

(+84) 774-197-486
contact.aidiaagency@gmail.com

FOLLOW US

© 2023 AIDIA Agency.

Scroll to Top