Xây kênh Instagram cho ngành nội thất là một trong những bài toán rất khó cho doanh nghiệp vì đây là một lĩnh vực khá khó để tiếp cận được với đối tượng mục tiêu. Hôm nay, để AIDIA Agency gợi ý cho bạn 5 định hướng xây kênh Instagram cho ngành nội thất.
1. Xây kênh Instagram dạng hướng dẫn lựa chọn nội thất cho nhà
Hướng dẫn cách lựa chọn nội thất phù hợp với không gian và phong cách của chủ nhân căn nhà là một trong những định dạng “thu hút” người xem nhất. Doanh nghiệp về nội thất có thể gợi ý về việc kết hợp màu sắc, chất liệu và phong cách nội thất để tạo ra không gian sống phù hợp.
Với định hướng này, bạn có thể tận dụng tính năng Q&A trên Story của Instagram để hướng dẫn lựa chọn nội thất sẽ tạo ra sự đa dạng về nội dung cho người xem. Bên cạnh đó, việc giới thiệu những sản phẩm của doanh nghiệp cũng không khiến người xem cảm thấy quá khó chịu.
2. Xây kênh Instagram theo hướng phân tích case studio
Doanh nghiệp có thể sử dụng một vài căn nhà đẹp để phân tích cách chủ nhân căn nhà lựa chọn nội thất, từ đó cung cấp thêm cho người xem kiến thức mới khi lựa chọn cho mái ấm của mình.
Định dạng này sẽ tạo cho người xem một sự chờ đợi không biết bạn sẽ phân tích căn nhà nào tiếp theo, từ đó họ sẽ có xu hướng theo dõi bạn nhiều hơn. Khi phân tích, bạn có thể lồng ghép vào những kiến thức như: nhà hướng Tây thì nên lựa chọn nội thất gỗ hay inox… Nhà nhiều trẻ em thì có nên dùng đồ thủy tinh nhiều không…
3. Định hướng xây Instagram dạng thông tin sản phẩm
Khi mua hàng online, việc nhìn rõ chất liệu và kích thước sản phẩm là một điều vô cùng khó khăn đối với người mua. Do đó, doanh nghiệp bán nội thất có thể sử dụng định dạng carousels (nhiều hình ảnh) trên Instagram để cung cấp thông tin về sản phẩm cho người xem.
Bạn có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về vật liệu, hình ảnh thật nếu đặt trong nhà sẽ thế nào… để khán giả hình dung được rõ nét nhất về sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý: đừng nên công khai giá mà hãy “dụ” khách hàng nhắn tin để được tư vấn về giá. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tăng được tương tác trên Instagram.
4. Sử dụng định hướng Storytelling để xây kênh Instagram về nội thất
Một trong những cách tiếp cận được với người xem tốt nhất là chia sẻ câu chuyện. Bạn có thể lồng ghép câu chuyện về những vị khách hàng đã từng được tư vấn hoặc mua nội thất tại doanh nghiệp. Hãy nhớ thêm đánh giá của khách hàng vào câu chuyện để sản phẩm trở nên uy tín hơn.
Không chỉ là lồng ghép câu chuyện của khách hàng, doanh nghiệp về nội thất cũng có thể xây kênh Instagram kể câu chuyện về chính thương hiệu của mình. Chẳng hạn như: kể lại hành trình tạo ra một món nội thất từ khâu: thiết kế, gia công, lắp ráp… hoặc hành trình đi từ số 0 của một thương hiệu thiết kế nội thất.
5. Xây kênh Instagram theo hướng DIY (làm đồ tự chế)
Mỗi người xem có lẽ đều có mong muốn tự làm đồ nội thất để trang trí cho căn nhà nhỏ của mình. Doanh nghiệp làm nội thất có thể làm nội dung hướng dẫn cách tự chế các sản phẩm nội thất hoặc cách tân trang lại nội thất cũ từ sản phẩm của doanh nghiệp.
Video hướng dẫn làm đồ tự chế có thể làm cho người theo dõi cảm thấy bản thân tiếp thu được kiến thức mới và kỹ năng để tạo ra những món đồ nội thất độc đáo, tiết kiệm chi phí hơn.
Kết luận
Xây dựng kênh Instagram cho ngành nội thất đòi hỏi rất những kỹ năng cũng như kiến thức về nền tảng. Thế nhưng không phải doanh nghiệp làm trong mảng nội thất nào cũng có đủ nhân lực và thời gian để xây dựng một kênh Instagram chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp.
Nếu như chủ doanh nghiệp ngành nội thất chưa biết xây kênh Instagram cho thương hiệu từ đâu, hãy nhắn tin ngay cho AIDIA Agency để được tư vấn.