Digital Marketing là phương pháp giúp doanh nghiệp tốn ít ngân sách nhưng vẫn đem lại kết quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần áp dụng đúng hình thức với định hướng để nhận lại hiệu quả tốt nhất.
Làm thế nào để áp dụng hình thức digital marketing tối ưu nhất? Cùng tìm hiểu 10 hình thức digital marketing phổ biến trong năm 2023 trong bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa Digital Marketing
Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là tiếp thị trực tuyến, các hoạt động marketing diễn ra trên Internet. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo sự kết nối với khách hàng hiện tại, mở rộng khách hàng tiềm năng.
Có 3 yếu tố tác động đến Digital Marketing như sau:
- Sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện digital.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng trong môi trường digital.
- Tạo sự tương tác với người dùng trên internet.
2. 10 hình thức digital marketing phổ biến năm 2023
2.1. Hình thức 1: SEO – Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Đây là phương pháp ưu tiên hàng đầu với các hoạt động Digital Marketing. Với SEO, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên trên Google.
Theo đó, bạn có thể tiếp cận các hình thức SEO như:
- SEO Onpage:
Qua những nội dung hữu ích dựa trên hành vi và từ khóa tìm kiếm của nhóm đối tượng mục tiêu.
Bằng cách lựa chọn keyword có xu hướng tìm kiếm cao, kết hợp với nội dung hấp dẫn để giữ chân khách hàng, tạo ra nhiều tương tác để tăng thứ hạng website.
- SEO Offpage:
Những hoạt động tối ưu của hình thức này là khi không nằm trên website. Người quản trị sẽ sử dụng backlink để nâng cao uy tín và thứ hạng trang đang sở hữu. Giống việc khách hàng hài lòng sản phẩm, trong SEO, liên kết trỏ về càng chất lượng sẽ càng tốt.
- Technical SEO:
Dựa trên kỹ thuật từ Coding website cho tới cấu trúc, tối ưu trải nghiệm người dùng và đáp ứng đúng cách chấm điểm của công cụ tìm kiếm.
Hiệu quả mà SEO đem lại cho doanh nghiệp sẽ mang tính dài hạn. Mặc dù bạn cần sản xuất lượng lớn Content trong thời gian đầu.
Tuy nhiên, nếu nội dung bạn xây dựng đủ hấp dẫn và chất lượng, những lượt lead tự nhiên sẽ được dẫn về.
2.2. Hình thức 2: SEM – Search Engine Marketing (Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm)
Hình thức Digital Marketing này giúp doanh nghiệp chủ động xuất hiện trên trang nhất Google nhiều hơn.
SEM cũng là hình thức dựa trên keyword tìm kiếm nhưng bạn phải trả phí cho những từ khóa đó.
Trong đó, hiệu quả của SEM phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Điểm chất lượng của mẫu quảng cáo: Dựa vào mức độ tương thích giữa điều đối tượng mục tiêu tìm kiếm và nội dung website.
- Giá đấu thầu: Để xuất hiện ở vị trí đầu tiên của Google, doanh nghiệp cần phải chi trả cho những từ khóa keyword của website.
2.3. Hình thức 3: Content Marketing (Tiếp thị nội dung)
Đây là một trong các phương thức phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng trên nền tảng trực tuyến.
Content Marketing bao gồm những hình thức nội dung như dạng video, hình ảnh, dạng text… Đây là cách hiệu quả nhất để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng trên mạng xã hội, website.
Bên cạnh đó, nếu nội dung của bạn chất lượng và hấp dẫn, hiệu quả về mặt doanh số có thể diễn ra kể cả những bài viết đó đều không thực hiện quảng cáo.
2.4. Hình thức 4: Social Media Marketing (Tiếp thị mạng xã hội)
Mạng xã hội không còn quá xa lạ với nhiều đối tượng khách hàng. Đây là môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đưa ra kế hoạch marketing phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần nghiên cứu thuật toán của từng nền tảng để tối ưu hiệu suất sử dụng.
2.5. Hình thức 5: Digital Performance Marketing (Tiếp thị hiệu suất kỹ thuật số)
Hình thức này theo dõi các hiệu suất của việc kết hợp nền tảng trả phí như Adwords, Social Network…
Khi kết hợp với hệ thống CRM, Tiếp thị hiệu suất sẽ thu thập và xử lý dữ liệu nhanh chóng, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
2.6. Hình thức 6: Email Marketing Automation (Tiếp thị email tự động)
Hình thức quảng cáo qua email đã được áp dụng khá lâu nhưng vẫn đem lại kết quả tốt. Bởi hoạt động này giúp duy trì kết nối với khách hàng, chăm sóc khách hàng tiềm năng tốt hơn.
Các email tự động về các chính sách, chương trình khuyến mãi giúp doanh nghiệp truyền thông đến khách hàng một cách tự động hóa. Công việc này vẫn mang tính cá nhân hóa để chuyển đổi từ lead thành khách hàng mua thực tế.
2.7. Hình thức 7: Inbound Marketing
Inbound Marketing là hình thức tiếp thị kết hợp đủ 6 hình thức kể trên để thu hút khách hàng về doanh nghiệp một cách tự nhiên.
Inbound Marketing là hình thức tiếp thị kết hợp đủ 6 hình thức kể trên để thu hút khách hàng về doanh nghiệp một cách tự nhiên.
2.8. Hình thức 8: Mobile Marketing (Tiếp thị trên điện thoại)
Các hoạt động Digital Marketing trên điện thoại không chỉ là những hoạt động SMS Marketing mà còn được mở rộng như MMS, In-game Mobile Marketing, QR Code, Push Notification…
Các hình thức tiếp thị trên nền tảng mobile giúp thương hiệu giao tiếp với người dùng thuận tiện và gần gũi hơn.
2.9. Hình thức 9: Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
Khi các nền tảng mua sắm trực tuyến (E-commerce) phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Affiliate Marketing sẽ xây dựng mối quan hệ giữa người bán, nhà tiếp thị trung gian và khách hàng.
Phương pháp này giúp nhà sản xuất liên kết với cá nhân – doanh nghiệp trung gian để quảng bá, phân phối sản phẩm. Các công ty thương mại điện tử áp dụng rộng rãi để tăng tính kết nối với khách hàng mục tiêu, giúp đem lại chuyển đổi cao cho các đơn hàng.
2.10. Hình thức 10: Influencer Marketing (Tiếp thị qua người ảnh hưởng)
Khi các nền tảng Digital càng phát triển mạnh mẽ, thì hình thức này cũng được lan tỏa rộng rãi. Hoạt động này sẽ giúp doanh nghiệp nhận được một sự tín nhiệm từ khách hàng. Từ đó, tỷ lệ chuyển đổi cho các sản phẩm sẽ cao hơn.
Trên đây là 10 hình thức Digital Marketing phổ biến trong năm 2023 mà AIDIA Agency gợi ý cho bạn. Qua đó, bạn nắm rõ cách thức hoạt động, ước lượng hiệu quả đem lại cho từng chiến lược của doanh nghiệp.