Ngày nay, chiến dịch mạng xã hội trở thành một phần trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, bởi tính dễ tiếp cận và dễ tương tác.
Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, doanh nghiệp dần chuyển hướng sang tiếp thị online. Đặc biệt, với sự sử dụng rộng rãi của nhiều nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp dần tập trung hoạt động tiếp thị trên các kênh này.
Nhưng đâu sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp nhận biết một chiến dịch mạng xã hội hiệu quả?
Cùng AIDIA tìm hiểu 5 dấu hiệu rõ ràng nhất trong bài viết bên dưới nhé.
1. Chiến dịch mạng xã hội có mục tiêu rõ ràng
Một chiến dịch mạng xã hội hiệu quả bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu mà họ muốn đạt được thông qua chiến dịch là gì.
Chẳng hạn như mục tiêu tăng doanh số bán hàng, tạo nhận diện thương hiệu, tăng tương tác với khách hàng hoặc tăng mức độ yêu thích dành cho thương hiệu.
Việc xác định mục tiêu trong chiến dịch mạng xã hội cần doanh nghiệp hợp tác với các phòng ban quản lý của mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, các vấn đề mà mình đang đối mặt hoặc đối thủ đang thực hiện tốt như thế nào. Đây cũng là một trong những cách để bạn tìm ra được mục tiêu cụ thể và thiết thực nhất.
2. Có nội dung chất lượng
Nội dung là một phần quan trọng quyết định tính hiệu quả của các hoạt động trên nhiều kênh mạng xã hội.
Nội dung chất lượng bao gồm phần ngôn từ đến hình ảnh, video, định dạng chuyển động khác như GIF, chúng có đủ rõ ràng và đúng với thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải không.
Bạn có thể xác định sự chất lượng của nội dung thông qua việc đáp ứng các tiêu chí đặt ra trước khi bắt đầu sản xuất nội dung đó. Chẳng hạn, bài đăng đó có đủ cuốn hút để giữ chân người đọc, video đó có chi tiết hấp dẫn nào để người xem ở lại đến cuối hoặc hình ảnh đó có được thiết kế hướng đến đối tượng mục tiêu.
Doanh nghiệp có thể tự sáng tạo nội dung chất lượng trên kênh của mình hoặc thuê các đơn vị chuyên sản xuất bên ngoài để họ có thể đưa ra nhiều lựa chọn thú vị hơn và thậm chí tiết kiệm chi phí hơn.
Khi đã biết được cách sáng tạo nội dung chất lượng, doanh nghiệp dễ dàng nhận được nhiều đánh giá, tương tác tích cực trong mỗi bài đăng của mình.
3. Lựa chọn nền tảng phù hợp
Mỗi nền tảng mạng xã hội có đặc điểm riêng và hướng đến một đối tượng mục tiêu khác nhau.
Việc lựa chọn nền tảng phù hợp với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp rất quan trọng để đảm bảo chiến dịch được tiếp cận với những người có quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bạn có thể dựa vào insight của đối tượng mục tiêu, hành vi sử dụng mạng xã hội của họ cũng như sản phẩm kinh doanh của mình để có thể xây dựng nội dung trên nền tảng phù hợp.
Sau khi xác định được kênh mạng xã hội, bạn cần tập trung phân tích về các thuật toán của nó cũng như tham khảo nhiều mẹo hay để tối ưu các hoạt động trên nền tảng đó.
4. Chiến dịch mạng xã hội kết hợp với chiến dịch truyền thống
Bạn có thể hoàn toàn sử dụng mạng xã hội cho các hoạt động của mình và cũng có thể xen kẽ với hoạt động truyền thống. Chẳng hạn, một standee đặt tại siêu thị kèm mã QR để khách hàng truy cập và nhận về mã giảm giá trực tuyến.
Bên cạnh đó, bạn có thể tổ chức một sự kiện offline xen kẽ các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với đối tượng mục tiêu cũng như khiến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mục tiêu.
Sự kết hợp này vừa giúp tăng cường tầm ảnh hưởng, kết nối với nhiều khách hàng hơn, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong thông điệp của thương hiệu.
5. Chiến dịch mạng xã hội có tính đo lường hiệu quả
Không thể đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch mạng xã hội nếu không có sự đo lường. Một chiến dịch được xem là hiệu quả khi bạn có thể nhận thấy đầy đủ các yếu tố cho việc đo lường, như số người tương tác, tiếp cận, lượt hiển thị, lượt nhắn tin…
Những con số này sẽ phản ánh liệu chiến dịch mạng xã hội đó có thật sự đạt được những mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp không.
Một chiến dịch mạng xã hội hiệu quả đòi hỏi đầy đủ 5 yếu tố trên. Khi doanh nghiệp có thể nhận biết và áp dụng, bạn sẽ xây dựng và thúc đẩy chiến dịch mạng xã hội hiệu quả, tạo nên tầm ảnh hưởng lớn và tạo sự kết nối tốt hơn với khách hàng mục tiêu.